image banner
Giới thiệu về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa và du lịch xã Khánh Sơn

Xã Khánh Sơn nằm ở phía hữu ngạn Sông Lam, cách thị trấn Nam Đàn khoảng 15 km về phía Nam. Để đến với Khánh Sơn chúng ta có thể đi từ thị trấn Nam Đàn, dọc theo quốc lộ 46 rồi qua cầu Nam Đàn rồi theo quốc lộ 15 A, qua xã Thượng Tân Lộc về Khánh Sơn; hoặc từ Hương Sơn - Hà Tĩnh, Thanh Chương chúng ta cũng có thể đến được Khánh Sơn bằng nhiều đường khác nhau. Là một xã có diện tích tự nhiên, rộng, dân số đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 3,052 ha , Có 3.173 hộ dân với 13.137 nhân khẩu, có 1 trụ sở UBND xã, 5 trường học gồm: Trường THCS Khánh Sơn, Trường Tiểu học Khánh Sơn 1, Trường Tiểu học Khánh Sơn 2, Trường Mầm non Khánh Sơn 1, Trường Mầm non Khánh Sơn 2. Có 2 HTX dịch vụ nông nghiệp và 01 HTX NN dâu tằm tơ công nghệ cao, 01 Trạm y tế xã. Người dân ở đây từ trước đến nay sống chủ yếu bằng sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và đây được coi là nghề chính: Trồng lúa, chăn nuôi, đánh bắt cá tôm trên sông, trên đồng và một số nghề thủ công truyền thống mà cha ông để lại như: Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ giệt lụa, nghề mộc,nghề làm tương... Người dân nơi đây sống đoàn kết với tinh thâng tương thân tương ái  giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm luôn được bồi đắp với quan niệm “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “ Khi tắt lửa túi đèn đều có nhau”. Tình cảm ấy được bồi đắp qua nhiều thế hệ và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có tính truyền thống và kế thừa. Các thế hệ người dân Khánh Sơn có quyền tự hào được sinh ra, lớn lên từ một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời với bề dày lịch sử của quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất.

Anh-tin-bai

* Về vị trí địa lý. Xã Khánh Sơn giáp với 8 xã, 3 huyện, 1 tỉnh cụ thể: Đó là Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; giáp 3 huyện gồm phía nam giáp huyện Hương sơn, Hà Tĩnh; phía tây giáp huyện Thanh chương; phía đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên; Giáp 8 xã gồm: Phía Nam giáp xã Nam Kim, xã Sơn Tiến; Phía Bắc giáp xã Hồng Long, xã Xuân Lâm; Phía đông giáp xã Trung Phúc Cường, xã Hưng Lĩnh (Hưng Nguyên); Phía tây giáp xã Thanh Lâm (Thanh Chương), xã Thượng Tân Lộc

*Điều kiện tự nhiên: : Điều kỳ vỹ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh Sơn là một vùng đất rộng rãi có hình sông, thế núi, khí tượng tươi sáng Phía Nam: Có dãy núi Thiên Nhẫn chạy từ đầu đến cuối xã như bức tường thành hùng vĩ tạo thành địa giới hành chính tự nhiên với các xã xung quanh. Nhiều bậc danh nho từng ví Thiên Nhẫn như “Nghìn ngựa ruổi rong”; “ Trường thành che chắn ”.

          + Ở phía Bắc, sông Lam đoạn qua Khánh Sơn dài 4 km như một dải lụa mềm tạo cho Khánh Sơn phong cảnh “ Sơn thủy hữu tình”.

Đất đai: Với tổng diện tích tự nhiên: 3.052.85 ha trong đó

-         Đất nông nghiệp: 2.428.29ha

-         Đất phi nông nghiệp: 549.00 ha

-         Đất chưa sử dụng: 75.56 ha

Có Quốc Lộ 15 A chạy qua địa bàn xã dài trên 10 Km bắt đầu xã Thượng Tân Lộc và kết thúc tại xã Nam Kim. Có dòng sông lam chảy qua địa bàn xã trên 7 Km thuận lợi cho việc tưới tiêu và giao thông đường thủy. Nhờ có dòng sông lam chảy qua nên hàng năm bồi đắp một lượng phù sa lớn, là vùng đất có độ phì nhiêu màu mỡ, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. trồng được nhiều loại hoa màu khác nhau.

+ Ở vùng giữa là vùng đồng bằng, có độ chênh lệch giữa các thửa không lớn, ít bị rửa trôi thuận lợi cho việc trồng hai vụ lúa nước, cho năng suất cao trong năm ( một phần diện tích  có thể làm 3 vụ); trồng ngô trên đất hai lúa sau vụ hè thu.

+ Vùng đất đồi ven chân dãy Thiên Nhẫn có độ dốc từ 10 – 15 độ. Đây là vùng đất rất thích hợp cho trồng cây lẫy gỗ, cây ăn quả lâu năm ( Như bạch đàn, thông lấy nhựa, chanh, cam, bưởi, hồng xiêm...)

Ngoài 3 vùng đất chính nói trên, Khánh Sơn còn có nhiều ngọn núi khác thuộc dãy Thiên Nhẫn ẩn chứa nhiều điển tích với những tên riêng như: Động cao, Khe Lon, Eo Vọt, Lèn Dơi, Eo Vòng, Động Lở, Lá Sen, Rú Sắc, Đập Bể, Am Già, Trục Trịch, Núi Đồn, Núi Mồ, Rú Con, Rú Dẻ, Rú Vàng, Rú Bạc, Rú Ngang,Rú Hốc, Rú Bùi, Rú Trám...Hiện nay mỗi ngọn núi ấy đang là nơi nuôi dưỡng nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Chanh, Cam, thông nhựa....

Xã Khánh Sơn được thiên nhiên ưu đã có dòng nước ngầm “ Khe Kẹp” chảy từ núi Thiên Nhẫn xuống tạo nên một nguồn nước trong mát, không có tạp chất.Người dân trên địa bàn xã Khánh Sơn,các xã vùng lân cận và nhiều nơi khác thường đến đây để lấy nước về sinh hoạt như nấu ăn, uống và để đóng chai phân phối ra thị trường.

*Về lịch sử, văn hóa: Xã Khánh Sơn được ưu ái nhiều nhất với những công trình kiến trúc, nghệ thuật từ xa xưa để lại đó là có rất nhiều di tích lịch sử như: Đình Hoành Sơn được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt và là di tích đẹp nhất miền Trung với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tinh xảo. Trong Đình thờ chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang ngoài ra còn phối thờ Tứ Vị Thánh Nương và các chư phật. Di tích lịch sử Nhà Thánh Hoành Sơn là công trình kiến trúc tín ngưỡng được xây dựng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, khoa bảng đồng thời thể hiện truyền thống hiếu học, tấm lòng tri ân của hậu thế đối với tiền nhân nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. di tích nhà thờ họ Nguyễn Thiện Thờ Tiến Sỹ Nguyễn Thiện Chương, di tích nhà thờ họ Nguyễn Đức  được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngoài ra còn có di tích Chùa Xuân Long, di tích Đền Làng Nam, đền Làng Xuân ngoài ra Khánh Sơn con có các ngôi nhà cổ được xây dựng từ rất lâu với những kiến trúc xây dựng độc đáo, tinh xảo mà các con cháu đời sau hiện tại đang kế thừa từ ông cha, hiện nay đang được tổ chức JaiCa Nhật Bản chọn xây dựng làng cổ Khánh Sơn.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Có bến đò Vạn Rú nối hai bờ sông lam giữa xã Khánh Sơn và xã Xuân lâm, là nơi thời chiến tranh đã chở hàng ngàn bộ đội vào nam đánh giặc

Trên địa bàn xã có nhà thờ giáo họ Trung Sơn với 25 hộ trên 150 giáo dân bà con lương giáo trên địa bàn sống đoàn kết kết vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau, bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh

Về với Khánh là quê hương của Nguyên Bộ trưởng bộ Quốc phòng và Bộ trưởng bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu; Nguyên Bộ trưởng bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc và nhiều giáo sư tiến sỹ khác

-Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Khánh Sơn đã cùng nhân dân cả nước góp phần lập nên bao chiến công chói lọi để bảo vệ đất nước, quê hương, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc. Suốt hàng ngàn năm đó, công sức, mồ hôi, của cải, xương máu của nhiều thế hệ đã quyện hòa vào nhau làm nên bài ca giữ đất hùng tráng. Trải qua những dòng biến cố thăng trầm trong lịch sử, con người Khánh Sơn dù ở vào thời khắc nào cũng tạo cho mình một dáng đứng để xây dựng bảo vệ quê hương. Lòng yêu nhà, yêu quê hương trở nên lòng yêu đất nước, biết sống kiên cường, đoàn kết, nhân ái, thủy chung gắn kết nhau trong một cộng đồng. Những giá trị đó cứ sống mãi, lớn lên sáng mãi với thời gian, hun đúc qua nhiều thế hệ tạo nên hành trang quý giá để Khánh Sơn tiến bước vào thời kỳ mới của lịch sử. Truyền thống chống giặc cứu nước của con người Khánh Sơn như bao lớp phù sa màu mỡ bồi đắp qua nhiều thế hệ. Đều đó được thể hiện cụ thể qua số lượng những người có công với cách mạng: Xã Khánh Sơn có 186 liệt sỹ, 201 thương binh, 69 bệnh binh, 5 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng

- Các trò chơi dân gian: Vào mỗi dịp đầu xuân, các làng trong xã đều tổ chức các trò chơi dân gian thu hút mọi người tham gia như: Đánh đu, đánh cờ thẻ, cờ người, trò cướp cù, vật.... qua mỗi trò chơi người dân như quên đi nỗi khổ cực trong cuộc sống, mối quan hệ làng xóm được tăng cường.

Khánh Sơn cũng là địa phương có truyền thống sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng khá sôi nổi như bình thơ, hát dân ca ví dặm và diễn các tích tuồng... đây được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có tính giáo dục đạo đức, thuần phong mỹ tục, tình yêu lứa đôi và từ đó nâng cao lòng yêu quê hương đất nước.

Đến với Khánh Sơn, chúng ta sẽ được trải nghiệm một cuộc sống thuần nông, cuộc sống giản gị nhưng đầy tình nghĩa. Được ăn các món ăn dân giã như: Hến sông Lam, tương Nam đàn, canh cua đồng, cá đồng kho tương, cơm canh – cà muối...

Cũng như nhiều địa phương khác ở huyện Nam Đàn, Khánh Sơn được coi là một vùng đất “ Địa linh nhân kiệt ”. Điều này được thể hiện qua các sự kiện, những con người và những con số trong suốt chiều dài lịch sử của Khánh Sơn và điều đó cũng được thể hiện khá rõ nét trong các dấu tích xưa để để lại đó là Rú Trét gần đò Vạn Rú.

Xã Khánh Sơn được công nhận là xã đạt chuẩn Nông Thôn Mới vào năm 2017 và đang tiến tới xây dựng Nông Thôn mới nâng cao.

- Về cơ cấu tổ chức

TT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

   1

Đặng Văn Việt

UVBTV. Bí thư Đảng uỷ

0986 598 676

   2

Đặng Quang Minh

UVBTV. PBT.TT Đảng uỷ

0983 332 837

   3

Tô Bá Thắng

UVBTV. PBT.CT UBND xã

0985 941 827

   4

Phạm Thương Mại

UVBTV. PCT-UBND xã

0963 031 775

   5

Phạm Xuân Hồng

UVBTV. CT-MTTQ xã

0369 699 148

   6

Tạ Quang Anh

UVBCH. PCT-HĐND xã

0983 487 606

   7

Hồ Đình Thiêm

UVBCH. PCT-UBND xã

0986 799 722

   8

Nguyễn Thiện Tín

UVBCH. CHTBCH QS xã

0988 829 473

   9

Nguyễn Duy Hà

UVBCH. VP-Đảng uỷ-UBND

0949 807 678

  10

Nguyễn Lê Đồng

UVBCH. CT- Hội nông dân xã

0987 335 734

  11

Cao Thanh Thái

UVBCH. Bí thư đoàn xã

0972 254 178

  12

Trần Thị Toàn

UVBCH. CT-Hội LHPN xã

0966 626 331

  13

Ngô Thị Mai

UVBCH. Công chức NN

0983 744 780

  14

Nguyễn Hồng Tuấn

UVBCH. Trưởng Công an xã

0983 809 588

  15

Võ Thị Hà

UVBCH

0977 383 004

  16

Nguyễn Đức Hải

Chủ tịch HCCB xã

0386 951 935

  17

Trần Thị Hằng

Công chức TCKT

0971 158 287

  18

Võ Thị Mai Thanh

Công chức VHXH-CS

0972 909 469

  19

Bùi Thị Nhung

Công chức VHXH-TT

0976 201 788

  20

Nguyễn Văn Trí

Công chức TCKT

0349 871 807

  21

Lê Anh Thơ

Công chức Tư pháp-HT

0963 802 667

  22

Võ Tất Thành

Công chức Tư pháp

0973 490 468

  23

Nguyễn Xuân Hùng

Công chức Địa chính xây dựng

0986 685 772

  24

Nguyễn Thị Thanh

Công chức văn phòng xã

0979838297

  25

Hồ Thị Mỹ

Công chức địa chính GT

  26

Phạm Hồng Tuấn

HT trường THCS

0961 167 449

  27

Tạ Thị Liên Hoa

HT trường Tiểu học 2

0392 716 084

  28

Nguyễn Thị Đông

HT trường Tiểu học 1

0949 016 658

  29

Nguyễn Thị Thắm

HT trường Mầm non 1

0979 568 994

  30

Nguyễn Thị Tích

HT trường Mầm non 2

0968 842 039

  31

Nguyễn Thị Hồng Thảo

Trưởng trạm Y tếxã

0983 315 269

  32

Đặng Trọng Thế

CT HĐQT HTXDVNN KS 1

0976 464 684

  33

Đặng Văn Hùng

CT HĐQT HTXDVNN KS 2

0986 990 312

 

BẢN ĐỒ XÃ KHÁNH SƠN - HUYỆN NAM ĐÀN
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ KHÁNH SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Tô Bá Thắng - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Xã Khánh Sơn - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0985 941 827 - Email: khanhson@namdan.nghean.gov.vn