Theo bút tích của
dân làng Đông Sơn để lại thì chùa Xuân Long Tự có từ hơn 500 năm về trước và có
một bề dày lịch sử lâu đời.
Khi mới hình
thành chùa chỉ mới là ngôi nhà tranh đơn sơ và có 2 vị sư tu hành (không rõ tên).
Mãi tới năm
1622 thuộc triều đại Vua Lê Thần Tông, chùa mới được dân làng xây dựng lại với
mức độ vừa phải. Toàn cảnh chùa gồm: 1 nhà Thượng điện, 1 nhà Hạ điện, 1 nhà nhỏ,
1 bái đường,1 vùng cúng Thiên đài cùng với 1 lầu chuông cao 5m,1 giếng chùa, 1
nhà dưỡng tăng có 5 đời sư tiếp ở.
Trong chùa thờ
22 tượng phật, hiện chi còn lại 7 vị ( số còn lại bị trận lụt năm 1978 cuốn
trôi và Ty văn hóa thông tin mượn) Ngoài các vị phật, trong chùa còn thờ 3 vị
Thánh Mẫu và các vị thần gồm: Trần Hưng Đạo - Đại vương; Tống Tất Thắng-Thượng
thư bộ lại- Tổng thống thiên hạ-Binh mã đô-Nguyên soái Vua Mai Đại Đế. Qua các
thời kỳ chùa có 7 vị sư, vị sư nghệ cuối cùng mất vào ngày 16/4/1838. Tiếp theo
đó là các vị Hồ Đình Hoạch sinh năm 1875- sau cụ chuyển về chùa Nầm Hương-
Hương Sơn. Em thứ 3 của cụ là Hồ Đình Nhuần sinh năm 1881 vào thay.
Tiếp sau đó là
các cụ Hà Ngọc Doãn, Phạm Chảnh, Phạm Trung, Tô Bá Điền, Phạm Khoát, Phạm Thu,
Phạm Đại, Nguyễn Thể, Trần Khâm…Hà Ngọc Trúc, Phạm Hùng Nhung…là người kế tục sự
nghiệp qua các thời kỳ trong việc bảo quản, tôn tạo và hoạt động tâm linh của
chùa để giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Điểm lại các linh khí trong
chùa gồm: Một khánh, một chông lớn và 01 cột đèn, 49 ngọn cùng đầy đủ các đồ vật
của nhà sư làm lễ và một số kinh bổn của chùa. Vị trí của chùa nằm trong khuôn
viên rộng 3 mẫu 3 sào và một phần mái rú đồn. Toàn bộ kinh phí thu hoạch được ở
diện tích trên đều góp vào việc sửa chữa, tôn tạo và hoạt động của chùa.
Sau khi các vị
sư nghệ mất, một thời gian dài không có bảo quản nên hạ tầng cơ sở bị xuống cấp
nghiêm trọng. Mãi tới năm 1942 thuộc triều đại nhà Nguyễn chùa mới được ông: Hà
Ngọc Doãn, Phạm Chảnh, Phạm Trung là những người có quyết tâm huyết đóng góp
công sức trùng tu lại và cụ Hà Ngọc Doãn là người bảo vệ và tổ chức các hoạt động
tâm linh của chùa.
Do vị trí và địa
hình của chùa vừa mang màu sắc huyền bí tâm linh vừa có một tầm chiến lược rất
quan trọng nên khoảng từ năm 1920-1930, chùa là điểm bí mật mà các chiến sỹ
cách mạng trong làng, trong đó có ông Trần Trung ( người làng Trung Hội) đã tổ
chức nhiều cuộc họp thành lập các tổ chức chống Pháp- Nhật.
Trong cao trào
1930-1931 chùa Xuân Long Tự ghi một dấu son lịch sử: đó là vào đêm 10-5-1930 (
tức ngày 02 tháng 4 năm Canh Ngọ) thành lập chi bộ ghép đầu tiên của 2 làng:
Đông Sơn và Hoành Sơn gồm 5 đảng viên, 3 đảng viên của làng Đông Sơn gồm các
ông: Phạm Thiều, Phạm Nghiêm, Tô Bá Thiếu; 2 đảng viên của Hoành Sơn gồm các
ông: Nguyễn Kim Thớn, Nguyễn Tình Lan. Chi bộ đã được đồng chí Vương Thúc Diên-
bí thư huyện ủy Nam Đàn về trực tiếp chỉ đạo. sau 3 tháng hoạt động chi bộ đã
phát hiện thêm một số đảng viên mới, do đảng viên đông nên cũng tại chùa này
ngày 02/8/1930 ( tức ngày 06 tháng 8 năm Canh Ngọ) một cuộc họp bí mật khác để
chia tách thành 2 chi bộ. Chi bộ Đông Sơn ký hiệu A, chi bộ Hoành Sơn ký hiệu H.
Khoảng từ năm
1930 đến 1940, các ông Phạm Nghiêm, Phạm Hiếu, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Cúc Lan
đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp bí mật tại chùa bàn việc làng, việc nước
và thành lập các tổ chức chống Pháp- Nhật.
Ngày 19/8/1945
các Cốt cán của Làng đã họp trước tại chùa sau đó kéo ra đình Đông Sơn biểu
tình dành chính quyền. Sau cách mạng tháng 8 từ tháng 4/1947 đến 6/1953, chùa
lúc đó thuộc xã Khách Tân do hai ông Phạm Quang Dũng và Nguyễn Đình Vũ là Chách
phó chủ tịch UBKCHC xã quyết định dời các tượng phật; tượng thánh lên chùa Đức
Vi thờ cúng nhường lại nhà chùa và vị trí cho xưởng công binh Huỳnh Ngọc Huệ hoạt
động sau thời gian đó nhà nước lấy địa điểm chùa làm nơi đổi bạc cho vùng vào
các năm 1956 và 1958
1958 thành lập
hội trồng cây tại chùa gồm 22 cụ, do ông Tống Xuân Hùng- Nguyên bí thư Đảng ủy
- trưởng ban
Trong cuộc chiến
đánh phá hoại của giặc Mỹ, dưới sự chỉ đạo của các ông Tống Xuân Hùng ( nguyên
bí thư Đảng ủy xã), ông Hồ Hinh ( nguyên chủ tịch UBKC xã) đã quyết định lấy vườn
chùa là nơi tập kết thương binh bị thương tại trong điểm Rú Trét về đây cứu chữa.
Cao điểm là các ngày 6-8,10-8 và 27-10 năm 1968, tất cả có 39 thương binh trong
đó có 5 người đã hy sinh và được mai tang tại vườn chùa. Chùa Xuân Long Tự có một
bề dày lịch sử lâu đời, hiện nay trong chùa đang lưu lại 17 đạo sắc ( một số do
trận lụt năm 1978 cuốn trôi), chính vì thế nên UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định
số 1306UB/QĐ-LSKT do phó chủ tịch Nguyễn Thị Han ký ngày 12/04/1997 công nhận
chùa Xuân Long Tự là di tích lịch sử LSKT. Từ đó đến nay qua bao thế hệ nối tiếp
dân làng đã thường xuyên góp vào quỹ từ thiện để tu sửa chùa. Đợt trùng tu lớn
nhất mới đây vào tháng 10/2006 đã làm thay đổi diện mạo, tăng thêm nét đẹp tâm
linh của chùa.
Đến nay chùa đã
được tu bổ tôn tạo lại khang trang và được Sở nội vụ tỉnh Nghệ An ký quyết định
số 126 /BTG.TGK ngày 31/3/2020 về việc bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Hiền có trách
nhiệm tổ chức các hoạt động tôn giáo tại chùa Xuân Long xã Khánh Sơn, huyện Nam
Đàn tỉnh Nghệ An.
Chùa Xuân Long
Tự là một di tích văn hóa tâm linh vô giá mãi mãi là niềm tự hào của làng Đông
Sơn.
Bài viết dựa
trên tư liệu của ông Tống Xuân Hùng và ông Hà Huy giáp và bút tích làng Đông
Sơn để lại./.